Chăm sóc da đúng cách

Chăm sóc da đúng cách cùng khoa học sẽ giúp cho bạn có được một làn da khỏe đẹp, mịn màng.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2019

Bệnh vảy nến là gì? Nhận biết nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Không chỉ có chàm da, viêm da là các bệnh da liễu thường gặp. Vảy nến hiện đang cũng là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến hiện nay mà gây nên những ảnh hưởng gây khó chịu cho người bệnh. Vậy bệnh vảy nến với các bệnh ngoài da kia ở chỗ nào, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh vảy nến để có thêm thông tin bổ ích về căn bệnh ngày nhé.

Bệnh vảy nến là gì

Bệnh vảy nến là một căn bệnh ngoài da tự miễn mạn tính gây nên các tổn thương cho lớp thường bì, tế bào da với biểu hiện thường gặp trên da khi khởi phát là vảy đỏ sau khoảng thời gian xuất hiện các vảy trắng như sáp nến xếp chồng lên nhau khiến da trở nên dày hơn, sần sùi, cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Khi người bệnh gãi hay chà xát mạnh, các lớp da này sẽ bị bong ra mỏng như bụi phấn.

benh-vay-nen-la-gi

Theo ghi nhận từ các trường hợp mắc bệnh, vẩy nến thường xuất hiện tại những vị trí như đầu gối, khuỷu tay, da đầu, những vùng da có nếp gấp... Nhiều trường hợp bệnh nặng có thể lan rộng ra toàn thân nếu không có biện pháp điều trị hiệu quả. Vảy nến không phải là một căn bệnh lây nhiễm, tuy nhiên đây là là bệnh khó điều trị dứt điểm rất dễ tái phát ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ da của người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Mặc dù hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính gây nên bệnh vảy nến, tuy nhiên qua điều trị thì chúng ta có thể nắm được một vài yếu tố có khả năng dẫn đến bệnh như:
  • Di truyền: yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng mắc bệnh.
  • Hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu không có khả năng chống lại mầm bệnh.
  • Da bị tổn thương vì bị côn trùng cắn, trầy xước, cháy nắng.
  • Viêm họng
  • Sự thay đổi nội tiết tố của người phụ nữ trong giai đoạn dậy thì hoặc mãn kính
  • Người sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá,...
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch.
  • Căng thẳng, mệt mỏi, stress,...
nguyen-nhan-gay-benh-vay-nen


Ngoài ra, việc sử dụng một vài loại thuốc như Lithium, thuốc chống viêm non-steroid (ibuprofen), thuốc chống sốt rét, thuốc trị suy tim sung huyết (thuốc chẹn beta), thuốc hạ áp (ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta) cũng có khả năng dẫn đến bệnh vảy nến.

Nhận biết triệu chứng bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến hiện nay được chia thành rất nhiều dạng khác nhau như vảy nến giọt, vảy nến mảng, vảy nến đồng tiền, vảy nến mủ, vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến khớp. Tùy thuộc vào mỗi dạng vảy nến khác nhau mà có những dấu hiệu biểu hiện khác nhau, tuy vậy vẫn có những triệu chứng chung mà các bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
  • Xuất hiện mảng da bị đỏ, sần sùi, vùng da mắc bệnh bị viêm.
  • Vảy màu trắng bạc, xếp chồng lên nhau khiến da dày hơn, sần sùi.
  • Da bị khô, dễ dẫn đến tình trạng nứt nẻ và chảy máu;
  • Tình trạng ngứa ngáy và đau rát xung quanh các vùng da đóng vảy;
  • Móng tay trở nên dày hơn
  • Đau nhức, sưng khớp.
trieu-chung-benh-vay-nen

Một dạng khác của bệnh vảy nến chính là vẩy nến da đầu mà hiện khá nhiều người cũng đang mắc phải, https://chamsocdadau.net/benh-vay-nen-da-dau/ là nơi mà bạn có thể tìm hiều đầy đủ nhất thông tin về căn bệnh này. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Bệnh chàm môi là gì? Bệnh chàm môi có nguy hiểm không?

Chàm môi là một căn bệnh ngoài da thường, đặc biệt bệnh thường gặp ở các chị em phụ nữ gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu cùng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của người bệnh. Vậy bệnh chàm môi là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh như thế nào cùng rất nhiều thông tin khác về bệnh chàm môi sẽ được chúng tôi gửi đến các bạn qua bài viết dưới đây.

Bệnh chàm môi là gì?

Chàm môi là một trong những dạng chàm da, viêm da dị ứng với triệu chứng chính là môi bị khô, da bị bong tróc gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Không chỉ xuất hiện trên môi mà vùng da xung quanh mép môi hay vùng bên ngoài môi cùng vùng da cạnh niêm mạc.

benh-cham-moi-la-gi

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm môi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho bạn mắc bệnh chạm môi, theo đánh giá ghi nhận thì nguyên nhân gây bệnh chàm môi được chia thành hai nhóm chính sau đây:
  • Yếu tố bên ngoài: phần lớn nguyên nhân bởi người bệnh tiếp xúc với những dị nguyên như các chất độc hại có trong son phấn, mỹ phẩm, kem đánh răng; sử dụng thuốc có chứa các thành phần gây dị ứng cho da; môi bị tổn thương do ảnh hưởng của việc điều trị các bệnh gần môi; ăn phải các loại thực phẩm dễ gây kích ứng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Yếu tố bên trong: Bản thân người bệnh gia đình người thân có tiền sử bị mắc bệnh; da khô do thiếu độ ẩm, cơ thể thiếu nước; rối loạn chức năng hoạt động của gan, thận, hệ tiêu hóa mà gây nên bệnh; ngoài ra ở chị e phụ nữ còn có thể bởi sự thay đổi nồng độ hormone.

Triệu chứng nhận biết bệnh chàm môi

Nhiều người nhầm lẫn dấu hiệu khô nứt nẻ của chàm môi với tình trạng da môi bị khô nứt nẻ thông thường. Chàm mỗi còn xuất hiện những triệu chứng khác mà các bạn có thể dễ dàng nhận biết như:
  • Cảm giác đau rát kèm ngứa ngáy, những vết nứt da lở loát trên môi hoặc vùng da xung quanh.
  • Do nhận biết bệnh chậm, việc điều trị bệnh không hiệu quả mà chàm môi chuyển sang giai đoạn mãn tính với triệu chứng như nổi mẩn đỏ, khô và nứt nẻ gây đau rát.  Tình trạng đau này thường tăng lên khi người bệnh ăn hoặc nói. 
trieu-chung-benh-cham-moi

Một vài câu hỏi liên quan đến bệnh chàm môi

Bệnh chàm môi có lây không? 

Trả lời: Bệnh chàm môi không có khả năng lây truyền từ người bệnh sáng cho người khác. Nhưng bệnh lại khả năng lây nhiễm sang các vùng da bình thường xung quanh nếu người bệnh không có những biện pháp điều trị bệnh hiệu quả và kịp thời

Bệnh chàm môi có nguy hiểm không?

Trả lời: Hoàn toàn không nguy hiểm, bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh. Bệnh chỉ gây nên cảm giác khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của người bệnh, khiến người bệnh xấu hổ tự ti trong giao tiếp.

benh-cham-moi-co-nguy-hiem-khong

Bệnh chàm môi kiêng ăn gì? 

Trả lời: người mắc bệnh chàm môi cần hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm chứa nhiều mỡ, quá mặn hay uống bia rượu bởi chúng là tác nhân khiến cho tình trạng của bệnh thêm trầm trọng hơn.

Xem thêm: Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em | Cách phòng ngừa trẻ bị chàm hiệu quả.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em | Cách phòng ngừa trẻ bị chàm hiệu quả


Trong bài trước chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin về căn bệnh chàm da là gì? Không chỉ xuất hiện ở người lớn, theo ghi nhận thì chàm da ở trẻ em còn thường gặp hơn cả. Trẻ khi bị chàm tùy vào cơ đại mà có bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ, chàm thường mất đi khi trẻ lên 2 tuổi.

benh-cham-o-tre-em

Trường hợp trẻ lớn hơn 2 tuổi mà vẫn thường mắc bệnh thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở da liễu uy tín giúp điều trị cho trẻ. Nhưng trước khi đưa trẻ đến bệnh viện, mẹ hãy chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà thông qua tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm

Việc phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh, mặc dù có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến bệnh chàm ở trẻ nhỏ. Nhưng các nhà nhiên cứu đa đưa ra được một số yếu tố được cho là có khả năng lớn nhất dẫn đến bệnh chàm như sau:
  • Phần lớn các trẻ mắc bệnh chàm là do di truyền từ người thân tiền sử mắc bệnh chàm di truyền lại.
  • Rối loạn chức năng hoạt động trong cơ thể như: rối loạn tiêu hóa, bài tiết, nội tiết tố, thần kinh,...
  • Trẻ dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với những đồ dùng, vật dụng hàng ngày gây dị ứng như chăn màn, quần áo, khăn,... hoặc do dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm của trẻ.
  • Nguyên nhân trẻ bị chàm còn có thể do trẻ ăn phải các thức ăn dễ gây kích ứng như tôm, cua, các loại hải sản có vỏ,... 
  • Sức đề kháng của trẻ giai đoạn này vẫn còn yếu, làn da mỏng manh nên rất dễ bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây nên bệnh.
nguyen-nhan-tre-bi-cham

Biện pháp phòng ngừa chăm sóc điều trị trẻ bị chàm

Triệu chứng chàm da ở trẻ cũng tương tự với người lớn được chúng tôi gửi đến trong bài viết trước. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của chàm, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và đưa ra những phương án điều trị bệnh phù hợp. Còn tại nhà mẹ nên chú ý những điều sau đây để chăm sóc phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất cho trẻ:
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa cho trẻ.
  • Chú ý luôn giữ ngắn móng tay của trẻ nhằm hạn chế khả năng trẻ cào gãi do ngứa ngáy dẫn đến những tổn thương cho vùng da mắc bệnh.
  • Hạn chế để trẻ tắm nước quá nóng, nhiệt độ thích hợp thường là 36 độ C và thời gian tắm cho trẻ thường từ 5 - 10p. Nên sử dụng sản phẩm sữa tắm chứa ít thành phần và không có mùi hương cho trẻ.
  • Nên sử dụng quần áo, khắn tắm cho trẻ được làm bằng chất liệu 100% cotton, không nên cho trẻ mặc đồ len bởi dễ gây kích ứng cho da trẻ.
  • Sử dụng kem dưỡng âm dành cho trẻ nhỏ sau mỗi lần trẻ tắm xong.
  • Không để trẻ tiếp xúc với lông động vật, thảm hay các đồ dùng được làm bằng lông động vật. Thường xuyên vệ sinh phòng ở cũng như môi trường sống xung quanh của trẻ.
  • Đối với trẻ sơ sinh nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài, đối với các trẻ đến giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn cần hạn chế để trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng kể trên.
  • Đa dang thực đơn hàng ngày của trẻ, tăng cường rau xanh và vận động cho trẻ tăng sức đề kháng.
phong-ngua-benh-cham-o-tr-em

Trên đây là một số thông tin mẹ cần nắm rõ để phòng ngừa hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. https://viemdatreem.com/ luôn đồng hành với các mẹ để chăm sóc sức khỏe cho trẻ cách tốt nhất. Chúc các mẹ thành công

Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Bệnh chàm da là gì? Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng chàm da

Ngoài viêm da, thì chàm da cũng là một trong những loại bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay. Chàm da gây nên những tổn thương tại vùng da thượng bì với những triệu chứng chính là vùng da bị bệnh nổi ban đỏ, mọc các đám mụn nước, đăc biệt tình trạng ngứa ngáy theo xuất người bệnh trong thời gian phát bệnh.

benh-cham-da

Bệnh chàm da mặc dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh tuy nhiên vẫn chưa có loại thuốc nào có khả năng điều trị triệt để tận gốc. Bệnh có thể tái phát nhiều lần gây không ít khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh để có cho mình được những cách điều trị bệnh chàm da tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến | Biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến.

Nguyên nhân gây bệnh chàm da

Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh, nhưng dựa vào một số nghiên cứu trong quá trình điều trị thì nguyên nhân gây khiến bạn bị chàm da có thể bởi một trong số những yếu tố dưới đây:

Yếu tố di truyền: Trong gia đình người thân tiền sử mắc bệnh bị bệnh chàm thì khả năng các thể hệ sau trong gia đình nguy cơ mắc mắc bệnh càng cao.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-da

Yếu tố cơ địa của người bệnh:
  • Một số cơ quan bộ phận trong cơ thể bị rối loạn chức năng hoạt động như thần kinh, bài tiết, nội tiết, tiêu hóa,...
  • Người bệnh mắc phải một vài căn bệnh như: viêm xoang, suyễn, viêm tai, viêm đại tràng, viêm gan, những bệnh về thận,... có thể dẫn đến chàm da.
Yếu tố dị nguyên:
  • Đặc thù về nghề nghiệp khiến cho da thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất gây nên bệnh như thuốc nhuộm, xi măng, chất liệu làm cao su, dầu mỡ, sơn xe, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,...
  • Một số vật dụng, đồ dùng hàng ngày gây nên dị ứng: chăn màn, quần áo, giày dép, khăn len, kem bôi mặt, mực in từ các tờ báo, kem cạo râu,...
  • Cơ địa dị ứng với thức ăn: mực, tôm, cua, hải sản có vỏ, cá biển (đặc biệt là cá ngừ), trăn,...
nguyen-nhan-gay-benh-cham-da

Nguyên nhân gây bệnh chàm bởi sức đề kháng yếu, ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học:
  • Sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng đề kháng của cơ thể còn yếu là nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như để bệnh có cơ hội phát triển nhanh chóng lây lan sang các vùng da bình thường khác.
  • Chế độ, thực đơn ăn uống hàng ngày không cân bằng, thiếu hụt các vitamin cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều các loại thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao như bò, vịt, gà, tôm, cua, ba ba,... hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị cay nóng,…

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm

  • Tình trạng ngứa ngáy khó chịu: Là biểu hiện đầu tiên xuất hiện khi da bắt đầu bị thương tổn. Càng gãi có thể khiến cho da bị trầy xước dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khả năng điều trị bệnh cũng khó khăn hơn. Đặc biệt triệu chứng ngứa nổi rõ hơn khi về đêm, cũng như thường gặp hơn vào mua lạnh.
  • Nổi sẩn đỏ và mụn nước: Tại vùng da bị bệnh nổi lên các đám mụn đỏ, những đám sẩn cùng mụn nước nhỏ li ti có chứa dịch bên trong. Người bệnh bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy và nóng rát tại vùng da mắc bệnh.
  • Chảy dịch và đóng vảy tiết: Do cọ sát từ bên ngoài hoặc sau một khoảng thời gian những đám mụn nước này vỡ ra chảy dịch. Sau khi chảy dịch ra và khô lại thì da bắt đầu có hiện tượng đóng vảy tiết. Khi mụn nước chảy dịch, nếu người bệnh gãi có thể khiến dịch chảy sang vùng da lành khác gây nên bệnh.
  • Bong tróc da: Sau khi những vảy tiết này bị tróc đi, da trở nên cứng và nhẵn hơn. 
trieu-chung-benh-cham-da


Những triệu chứng trên của bệnh nếu không được điều trị hiệu quả khiến bệnh có thể tái phát, người có cơ địa dễ mắc bệnh có thể dẫn đến chàm mãn tính.

Biến chứng bệnh chàm thường gặp

  • Gây nên những tổn thương cho da: da nổi , sau khi mụn nước vỡ tiết dịch da có hiện tượng đóng vảy khiến cho bền mặt da xù xì thô ráp.
  • Cực kỳ ngứa: bệnh gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy vô cùng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của bệnh nhân. Dễ khiến cho người bệnh cáu kỉnh, stress,...
  • Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: chàm mãn tính gây nên các vùng da sạm màu, không đều màu nặng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Chàm da có tính di truyền là một trong 5 căn bệnh dễ truyền nhiễm, nguy cơ di truyền cho con cháu đời sau lên đến 30%.
  • Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng: chàm sinh dục có thể lân sang người khác nếu quan hệ, bệnh có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới, viêm và đau khung xương chậu, nhiễm trùng thai. Không chỉ có nữ giới, nam giới mắc bệnh cũng có thể bị giảm khả năng sinh con.
Bệnh chàm da hiện là bệnh ngoài da thường gặp rất khó có thể chữa tận gốc mà lại rất dễ tái phát. Người bệnh cần kiên trì cũng như có liệu trình điều trị bệnh phù hợp, tuy nhiên khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh xuất hiện thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ khám và đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm có thể chăm sóc sức khỏe  cho mình. Truy cập ngay https://benhcham.info/ để tìm cho mình cách chữa bệnh chàm da tốt nhất.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến | Biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu do mức độ phổ biến của nó hiện nay. Bệnh trong trường hợp nặng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, do đó các bạn cần xớm nhận biết những triệu chứng bệnh vảy nến nhằm đưa ra những phương án điều trị cũng như phòng ngừa bệnh hiệu quả. Cùng chúng tôi học cách nhận biết dấu hiệu bệnh vảy nến cũng như cách chăm sóc da đúng cách hàng ngày nhằm ngăn ngừa bệnh phát triển qua bài viết dưới đây.

Nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến xuất hiện ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hàng của người bệnh, đặc biệt là người mắc bệnh vẩy nến da đầu thường có tâm lý rụt rè, e ngại mỗi lần giao tiếp do bệnh ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ của làn da. Những triệu chứng bệnh vảy nến thường gặp gồm có:
  • Tại vùng da mắc bệnh đỏ ứng như tôm luộc.
  • Những mảng vảy lớn xuất hiện bao phủ lên lớp da bị bệnh.
  • Nhịp tim của người bệnh có dấu hiệu tăng.
  • Tình trạng ngứa ngáy xuất hiện xuyên xuất quá trình phát bệnh. Vùng da bệnh nóng rát, có thể đau dữ dội.
  • Trong những ngày lạnh và nóng nhiệt độ của người bệnh có thể thay đổi bất thường.
  • Sốt, ớn lạnh.
trieu-chung-nhan-biet-benh-vay-nen

Nếu bạn chỉ bị vẩy nến tại một vùng nha nhất định có thể không đáng lo ngại, tuy nhiên trong trường hợp nặng vẩy nến toàn thân thì cần hết sức chú ý. Khi này người bệnh cần được đưa đến những cơ sở da liễu uy tín để được các bác sĩ khám, đưa ra phương hướng điều trị bệnh phù hợp, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây nên.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể không ảnh hưởng xấu đến cho người bệnh, tuy nhiên trong trường hợp mắc bệnh vẩy nến toàn thân thì sẽ là nguy hiểm, vảy nến toán thân có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc. Biến chứng được chia thành hai loại là biến chứng do bệnh gây ra và biến chứng do sử dụng thuốc.

Biến chứng nguy hiểm do bệnh gây nên

Trên cơ thể, da được coi là lớp hàng rào cản giúp bảo vệ cơ thể. Khi hàng rảo này bị tổn thương do bệnh vảy nến có thể sẽ gây nên một số biến chứng nghiêm trọng như:
  • Các triệu chứng của bệnh phát triển mạnh hơn do cơ thể bị mất nước hoặc mất protein
  • Trường gợp cơ thể giữ nước có thể bị sưng phù.
  • Trường hợp da vùng bệnh không được chăm sóc kỹ nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm phổi.
  • Suy tim sung huyết.

Biến chứng bởi sử dụng thuốc

Hiện này, các loại thuốc điều trị bệnh nói chung, hay thuốc điều trị bệnh vảy nến nói riêng bên trong đều ẩn chứa rất nhiều những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Trường hợp lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều có thể dẫn đến biến chứng xấu cho da như teo da; Biến chứng do sử dụng thuốc lên gan, thận như: gây suy gan, suy thận; Đối với chị em phụ nữ mang thai dùng khi sử dụng thuốc nhiều có thể gây dị tật cho em bé.

bien-chung-benh-vay-nen

Phòng ngừa hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến

Khi nhận thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh vảy nến thì các bạn nên đến ngay những cơ sở uy tín để được khám điều trị bệnh nhanh chóng. song song với đó thì chăm sóc cơ thể ở nhà trong giai đoạn mắc bệnh cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn điều trị ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Hạn chế cào gãi lầm trầy xước da, da bị tổn thương.
  • Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng các loại thuốc khác.
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.
  • Cố gắng luyện tập thể dục hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Trong bữa ăn hàng ngày nên sử dụng nhiều rau xanh, vừng đen, các loại hoa quả thực phẩm có màu cam,..
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, sữa cùng các chế phẩm từ sữa, đường và các sản phẩm chứa nhiều đường.
  • Đặc biệt, hạn chế tối đa thuốc lá và bia rượu trong thời gian mắc bệnh.
  • Đối với các sản phẩm tắm gội thì các bạn nên chọn sản phẩm có chứa ít thành phần, nên sử dụng sản phẩm được chiết xuất tự nhiên tốt cho da hơn.
Việc nhận biết xớm triệu chứng bệnh vảy nến sẽ giúp bạn có được phương án điều trị bệnh kịp thời hiệu quả ngăn ngừa tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây nên. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!