Thứ Hai, 15 tháng 7, 2019

Bệnh chàm da là gì? Nhận biết nguyên nhân và triệu chứng chàm da

Ngoài viêm da, thì chàm da cũng là một trong những loại bệnh da liễu thường gặp nhất hiện nay. Chàm da gây nên những tổn thương tại vùng da thượng bì với những triệu chứng chính là vùng da bị bệnh nổi ban đỏ, mọc các đám mụn nước, đăc biệt tình trạng ngứa ngáy theo xuất người bệnh trong thời gian phát bệnh.

benh-cham-da

Bệnh chàm da mặc dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh tuy nhiên vẫn chưa có loại thuốc nào có khả năng điều trị triệt để tận gốc. Bệnh có thể tái phát nhiều lần gây không ít khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về bệnh để có cho mình được những cách điều trị bệnh chàm da tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: Nhận biết triệu chứng bệnh vảy nến | Biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến.

Nguyên nhân gây bệnh chàm da

Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh, nhưng dựa vào một số nghiên cứu trong quá trình điều trị thì nguyên nhân gây khiến bạn bị chàm da có thể bởi một trong số những yếu tố dưới đây:

Yếu tố di truyền: Trong gia đình người thân tiền sử mắc bệnh bị bệnh chàm thì khả năng các thể hệ sau trong gia đình nguy cơ mắc mắc bệnh càng cao.

nguyen-nhan-gay-benh-cham-da

Yếu tố cơ địa của người bệnh:
  • Một số cơ quan bộ phận trong cơ thể bị rối loạn chức năng hoạt động như thần kinh, bài tiết, nội tiết, tiêu hóa,...
  • Người bệnh mắc phải một vài căn bệnh như: viêm xoang, suyễn, viêm tai, viêm đại tràng, viêm gan, những bệnh về thận,... có thể dẫn đến chàm da.
Yếu tố dị nguyên:
  • Đặc thù về nghề nghiệp khiến cho da thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất gây nên bệnh như thuốc nhuộm, xi măng, chất liệu làm cao su, dầu mỡ, sơn xe, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,...
  • Một số vật dụng, đồ dùng hàng ngày gây nên dị ứng: chăn màn, quần áo, giày dép, khăn len, kem bôi mặt, mực in từ các tờ báo, kem cạo râu,...
  • Cơ địa dị ứng với thức ăn: mực, tôm, cua, hải sản có vỏ, cá biển (đặc biệt là cá ngừ), trăn,...
nguyen-nhan-gay-benh-cham-da

Nguyên nhân gây bệnh chàm bởi sức đề kháng yếu, ăn uống – sinh hoạt thiếu khoa học:
  • Sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng đề kháng của cơ thể còn yếu là nguyên nhân dẫn đến bệnh cũng như để bệnh có cơ hội phát triển nhanh chóng lây lan sang các vùng da bình thường khác.
  • Chế độ, thực đơn ăn uống hàng ngày không cân bằng, thiếu hụt các vitamin cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều các loại thức ăn có chứa hàm lượng đạm cao như bò, vịt, gà, tôm, cua, ba ba,... hoặc ăn nhiều thực phẩm, gia vị cay nóng,…

Nhận biết triệu chứng bệnh chàm

  • Tình trạng ngứa ngáy khó chịu: Là biểu hiện đầu tiên xuất hiện khi da bắt đầu bị thương tổn. Càng gãi có thể khiến cho da bị trầy xước dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khả năng điều trị bệnh cũng khó khăn hơn. Đặc biệt triệu chứng ngứa nổi rõ hơn khi về đêm, cũng như thường gặp hơn vào mua lạnh.
  • Nổi sẩn đỏ và mụn nước: Tại vùng da bị bệnh nổi lên các đám mụn đỏ, những đám sẩn cùng mụn nước nhỏ li ti có chứa dịch bên trong. Người bệnh bắt đầu có cảm giác ngứa ngáy và nóng rát tại vùng da mắc bệnh.
  • Chảy dịch và đóng vảy tiết: Do cọ sát từ bên ngoài hoặc sau một khoảng thời gian những đám mụn nước này vỡ ra chảy dịch. Sau khi chảy dịch ra và khô lại thì da bắt đầu có hiện tượng đóng vảy tiết. Khi mụn nước chảy dịch, nếu người bệnh gãi có thể khiến dịch chảy sang vùng da lành khác gây nên bệnh.
  • Bong tróc da: Sau khi những vảy tiết này bị tróc đi, da trở nên cứng và nhẵn hơn. 
trieu-chung-benh-cham-da


Những triệu chứng trên của bệnh nếu không được điều trị hiệu quả khiến bệnh có thể tái phát, người có cơ địa dễ mắc bệnh có thể dẫn đến chàm mãn tính.

Biến chứng bệnh chàm thường gặp

  • Gây nên những tổn thương cho da: da nổi , sau khi mụn nước vỡ tiết dịch da có hiện tượng đóng vảy khiến cho bền mặt da xù xì thô ráp.
  • Cực kỳ ngứa: bệnh gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy vô cùng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công việc cũng như cuộc sống của bệnh nhân. Dễ khiến cho người bệnh cáu kỉnh, stress,...
  • Ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ: chàm mãn tính gây nên các vùng da sạm màu, không đều màu nặng có thể để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Chàm da có tính di truyền là một trong 5 căn bệnh dễ truyền nhiễm, nguy cơ di truyền cho con cháu đời sau lên đến 30%.
  • Khả năng sinh sản bị ảnh hưởng: chàm sinh dục có thể lân sang người khác nếu quan hệ, bệnh có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nữ giới, viêm và đau khung xương chậu, nhiễm trùng thai. Không chỉ có nữ giới, nam giới mắc bệnh cũng có thể bị giảm khả năng sinh con.
Bệnh chàm da hiện là bệnh ngoài da thường gặp rất khó có thể chữa tận gốc mà lại rất dễ tái phát. Người bệnh cần kiên trì cũng như có liệu trình điều trị bệnh phù hợp, tuy nhiên khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh xuất hiện thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ khám và đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm có thể chăm sóc sức khỏe  cho mình. Truy cập ngay https://benhcham.info/ để tìm cho mình cách chữa bệnh chàm da tốt nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét