Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em | Cách phòng ngừa trẻ bị chàm hiệu quả


Trong bài trước chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin về căn bệnh chàm da là gì? Không chỉ xuất hiện ở người lớn, theo ghi nhận thì chàm da ở trẻ em còn thường gặp hơn cả. Trẻ khi bị chàm tùy vào cơ đại mà có bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ, chàm thường mất đi khi trẻ lên 2 tuổi.

benh-cham-o-tre-em

Trường hợp trẻ lớn hơn 2 tuổi mà vẫn thường mắc bệnh thì mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở da liễu uy tín giúp điều trị cho trẻ. Nhưng trước khi đưa trẻ đến bệnh viện, mẹ hãy chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà thông qua tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa bệnh chàm ở trẻ thông qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm

Việc phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là nắm rõ nguyên nhân gây nên bệnh, mặc dù có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến bệnh chàm ở trẻ nhỏ. Nhưng các nhà nhiên cứu đa đưa ra được một số yếu tố được cho là có khả năng lớn nhất dẫn đến bệnh chàm như sau:
  • Phần lớn các trẻ mắc bệnh chàm là do di truyền từ người thân tiền sử mắc bệnh chàm di truyền lại.
  • Rối loạn chức năng hoạt động trong cơ thể như: rối loạn tiêu hóa, bài tiết, nội tiết tố, thần kinh,...
  • Trẻ dị ứng khi tiếp xúc trực tiếp với những đồ dùng, vật dụng hàng ngày gây dị ứng như chăn màn, quần áo, khăn,... hoặc do dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm của trẻ.
  • Nguyên nhân trẻ bị chàm còn có thể do trẻ ăn phải các thức ăn dễ gây kích ứng như tôm, cua, các loại hải sản có vỏ,... 
  • Sức đề kháng của trẻ giai đoạn này vẫn còn yếu, làn da mỏng manh nên rất dễ bị các loại vi khuẩn có hại xâm nhập gây nên bệnh.
nguyen-nhan-tre-bi-cham

Biện pháp phòng ngừa chăm sóc điều trị trẻ bị chàm

Triệu chứng chàm da ở trẻ cũng tương tự với người lớn được chúng tôi gửi đến trong bài viết trước. Khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu của chàm, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám và đưa ra những phương án điều trị bệnh phù hợp. Còn tại nhà mẹ nên chú ý những điều sau đây để chăm sóc phòng ngừa và điều trị bệnh tốt nhất cho trẻ:
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa cho trẻ.
  • Chú ý luôn giữ ngắn móng tay của trẻ nhằm hạn chế khả năng trẻ cào gãi do ngứa ngáy dẫn đến những tổn thương cho vùng da mắc bệnh.
  • Hạn chế để trẻ tắm nước quá nóng, nhiệt độ thích hợp thường là 36 độ C và thời gian tắm cho trẻ thường từ 5 - 10p. Nên sử dụng sản phẩm sữa tắm chứa ít thành phần và không có mùi hương cho trẻ.
  • Nên sử dụng quần áo, khắn tắm cho trẻ được làm bằng chất liệu 100% cotton, không nên cho trẻ mặc đồ len bởi dễ gây kích ứng cho da trẻ.
  • Sử dụng kem dưỡng âm dành cho trẻ nhỏ sau mỗi lần trẻ tắm xong.
  • Không để trẻ tiếp xúc với lông động vật, thảm hay các đồ dùng được làm bằng lông động vật. Thường xuyên vệ sinh phòng ở cũng như môi trường sống xung quanh của trẻ.
  • Đối với trẻ sơ sinh nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian dài, đối với các trẻ đến giai đoạn ăn dặm hoặc lớn hơn cần hạn chế để trẻ ăn thực phẩm dễ gây dị ứng kể trên.
  • Đa dang thực đơn hàng ngày của trẻ, tăng cường rau xanh và vận động cho trẻ tăng sức đề kháng.
phong-ngua-benh-cham-o-tr-em

Trên đây là một số thông tin mẹ cần nắm rõ để phòng ngừa hỗ trợ điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh. https://viemdatreem.com/ luôn đồng hành với các mẹ để chăm sóc sức khỏe cho trẻ cách tốt nhất. Chúc các mẹ thành công

0 nhận xét:

Đăng nhận xét